Sinh viên thi đấu máy bay không người lái
9 đội sinh viên đại học trong và ngoài nước thi tài thiết kế, chế tạo máy bay không người lái, cạnh tranh giải thưởng 6.000 USD (hơn 150 triệu đồng).
Khi quả bóng được thả từ máy bay không người lái (UAV) ở độ cao 5 m rơi đúng vào khung thành và hai mục tiêu khác, nhóm sinh viên trường Đại học Tôn Đức Thắng ôm chồm lấy nhau tiếng hò reo của hơn 300 người.
Sinh viên thi đấu máy bay không người láiMáy bay không người lái của nhóm sinh viên Đại học Tôn Đức Thắng thả bóng đúng các mục tiêu. Video: Lệ Nguyễn
Nguyễn Thị Anh Thư, đại diện đội, cho biết nhóm 5 thành viên, từ khoa Công nghệ thông tin và Điện - Điện tử mất hơn hai tháng để thiết kế, lắp ráp mô hình UAV. Nhiều linh kiện phải đặt mua từ nước ngoài với tổng chi phí hơn 60 triệu đồng cho hai máy bay.
"Chúng em được áp dụng kiến thức đã học về lập trình, tự động hóa, điện - điện tử để thiết kế, làm động cơ cho thiết bị. Đây là thử thách không nhỏ nhưng cảm giác rất thích thú", Thư nói.
Phần thi từ đội của Thư trong khuôn khổ cuộc thi quốc tế lần thứ nhất về nghiên cứu và thiết kế thiết bị bay không người lái, tại trường Đại học Tôn Đức Thắng ngày 21, 22/11. Bốn trường khác cùng phối hợp và cử sinh viên thi tài là Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP HCM, Học viện Hàng không Việt Nam,Ff777 slot Đại học Kỹ thuật Ostrava và Đại học Tomas Bata (Séc).
Lần đầu đến Việt Nam, LOVEJILI Login Tomas Drastik, 49jili sign up sinh viên Đại học Kỹ thuật Ostrava, bulelani jili thuộc đội thi Last LIGHT, Wow88 malaysia casino ấn tượng với sự đầu tư của các bạn. Đội của Tomas Drastik mang theo hai mô hình cho hai phần thi, trị giá hàng nghìn USD.
"Một mô hình đã gặp chút trục trặc nhưng chúng tôi được hỗ trợ kịp thời. Hy vọng năm sau chúng tôi sẽ được giao lưu với nhiều đội, nhiều quốc gia hơn",Hit Club go88 Tomas Drastik nói.
Đội thi Đại học Kỹ thuật Ostrava chuẩn bị 2 thiết bị UAV cho phần thi. Ảnh: Lệ Nguyễn
TS Trần Thanh Phương, phụ trách khoa Điện - Điện tử, trường Đại học Tôn Đức Thắng, cho biết máy bay không người lái được ứng dụng trong rất nhiều trong lĩnh vực như nông nghiệp, giao thông, quân sự, hậu cần. Vì vậy, việc nghiên cứu, thiết kế được các tổ chức, doanh nghiệp trên thế giới quan tâm.
Theo ông Phương, ở Việt Nam đã có những luận án, nghiên cứu rải rác về chủ đề này. Tuy nhiên, sinh viên vẫn chưa có sân chơi, thi đấu về thiết kế thiết bị UAV. Đây là cuộc thi đầu tiên dành cho các em.
"Cuộc thi là cơ hội để sinh viên áp dụng kiến thức về thiết kế mô hình, lập trình, AI, phân tích hình ảnh vào chế tạo một thiết bị bay không người lái hoàn chỉnh", TS Phương nói.
Ông cho hay cuộc thi không cho phép các đội dùng UAV thương mại. Các yêu cầu về kỹ thuật và an toàn sẽ được ban giám khảo kiểm soát nghiêm ngặt.
Thử thách năm nay là định vị và thả, yêu cầu UAV mang theo bóng để thả hoặc bắn trúng mục tiêu có nhiều đường kính khác nhau trên mặt đất. Thiết bị phải thả hoặc bắn bóng từ độ cao nhất định, cách mặt sàn thi đấu ít nhất 5 m. Bài toán này xuất phát từ ý tưởng dùng UAV để vận chuyển hàng hóa, vật dụng cứu trợ đến khu vực bị cô lập trong thiên tai, hỏa hoạn.
Các đội trải qua hai phần thi bay tự động và điều khiển bằng tay. Đội có điểm số cao nhất sẽ giành chiến thắng.
Lệ Nguyễn