3 điều vợ chồng nên làm sau khi to tiếng

3 điều vợ chồng nên làm sau khi to tiếng

Xung đột là điều không thể tránh khỏi trong mọi mối quan hệ nên điều quan trọng nhất không phải là tránh tranh cãi mà giải quyết tác động mà xung đột để lại.

Nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ chỉ ra, các cặp vợ chồng thường xuyên nói chuyện sâu sắc sau khi cãi cọ có khả năng phục hồi cảm xúc, kết nối và hiểu biết hơn.

Theo đó, có ba cuộc thảo luận cần phải có sau mỗi lần cãi vã.

Đánh giá thiệt hại

Sau khi cuộc cãi vã kết thúc, nhiều cặp vợ chồng không dành thời gian để thảo luận về việc xung đột thực sự khiến họ cảm thấy thế nào. Những cảm xúc như tổn thương, sợ hãi hoặc cảm thấy bị hiểu lầm bị giấu kín.

Thực tế, mỗi người cần cho bạn đời biết cuộc tranh cãi tác động đến cảm xúc của mình ra sao. Điều này cho phép đối tác nhìn nhận quan điểm của bạn rõ ràng hơn và tạo ra sự đồng cảm.

Để bắt đầu, nên nêu rõ cảm xúc của bạn, chẳng hạn như "Em cảm thấy tổn thương sau cuộc cãi vã của chúng ta". Sau đó, nên mời đối phương chia sẻ cảm xúc của họ bằng cách hỏi "Anh có thể giúp em hiểu cảm giác của anh trong lúc đó không?".

Điều này mở ra một cuộc trò chuyện hai chiều thay vì đổ lỗi, tạo nên sự đồng cảm và tạo không gian cho sự chữa lành.

Xác định nhu cầu cơ bản

Thông thường, các cuộc tranh luận không chỉ xoay quanh vấn đề cụ thể mà còn xuất phát từ những nhu cầu sâu xa hơn, chưa được đáp ứng. Ví dụ, một trong hai bên cảm thấy mong muốn của bản thân không được xem trọng hoặc có thể có nhu cầu chưa được giải quyết về tình cảm.

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Tâm lý học lâm sàng và Trị liệu tâm lý (Mỹ) năm 2020 cho thấy, tình trạng bị bỏ bê và lạm dụng tình cảm thời thơ ấu dẫn đến cảm giác không được yêu thương, gây ra sự bất an và lòng tin trong các mối quan hệ khi trưởng thành.

Những yếu tố này góp phần gây ra sự hiểu lầm,go88.vin app khoảng cách tình cảm và xung đột liên tục, khiến hai bên không thể vun đắp sự thân mật và giao tiếp hiệu quả. Vì vậy, các cuộc trò chuyện sau cãi vã nên ưu tiên xác định những nhu cầu cơ bản này, vì chúng thường không được thể hiện trong lúc hai bên nóng giận.

Để bắt đầu, bạn nên tự hỏi "Tôi thực sự cần gì vào lúc đó?". Sau đó, hãy trao đổi điều đó với đối tác một cách bình tĩnh và cởi mở. Khuyến khích đối tác làm tương tự và cùng nhau hiểu nhu cầu tình cảm của nửa kia.

Xây dựng giải pháp cho tương lai

Trong cuộc trò chuyện sau khi cãi vã, nên sử dụng cơ hội để lập chiến lược và củng cố khả năng cùng nhau vượt qua những thách thức.

Nghiên cứu trên những cặp tham gia các cuộc thảo luận được hòa giải cho thấy sự hoạt động tăng lên ở nhân accumbens - vùng não liên kết với hệ thống khen thưởng. Phát hiện này nhấn mạnh những tác động tích cực của việc giải quyết xung đột đối với cả sức khỏe cảm xúc và phản ứng thần kinh trong các mối quan hệ.

Để bắt đầu, nên đặt câu hỏi "Lần sau chúng ta có thể làm gì khác đi?" hoặc "Làm sao chúng ta có thể hỗ trợ nhau tốt hơn trong những tình huống này?". Theo cách này, trọng tâm sẽ chuyển từ xung đột sang các giải pháp chủ động, mang tính xây dựng.

Để các cuộc trò chuyện có hiệu quả, cả hai bên cần cảm thấy an toàn, cởi mở và không phòng thủ. Điều quan trọng là chọn thời điểm thích hợp, đặt ra mục đích rõ ràng, thực hành lắng nghe tích cực và giữ vững cảm xúc, giúp truyền đạt thông suốt những suy nghĩ của mình và ngược lại.

Thùy Linh (Theo Psychology Today)