Mục LụcKhúc tráng ca dân công hỏa tuyến Vĩnh Lộc
Vị Trí:soi cầu 247 miền nam > tải bắn cá 365 >Khúc tráng ca dân công hỏa tuyến Vĩnh Lộc
Cập Nhật:2024-12-25 14:56 Lượt Xem:142Bà Nguyễn Thị Khỏi (81 tuổi), cựu nữ dân công hỏa tuyến Vĩnh Lộc thắp hương tưởng nhớ những người đồng đội đã hy sinh trong đêm trắng ở đìa dứa năm 1968. Ảnh: Xuân Khu/TTXVN
Dân công hỏa tuyến dâng đời cho quê hương
“Hò ơi…. Giã bàng cực lắm má ơi, con đi dân công hỏa tuyến… Hò ơi… con đi dân công hỏa tuyến, dâng đời cho quê hương”. Ở Vĩnh Lộc, Bình Chánh ngày nay, thỉnh thoảng các bà, các mẹ vẫn hát lại câu hò quen thuộc năm xưa của các dân công hỏa tuyến.
Bà Nguyễn Thị Khỏi (81 tuổi, tại xã Vĩnh Lộc A, Bình Chánh, một trong năm nữ dân công hỏa tuyến Vĩnh Lộc năm xưa còn sống) kể lại: “Hồi đó, chúng tôi mới 16,17 tuổi, hay tin nhiều anh chị em đi dân công hỏa tuyến thế là rủ nhau theo cùng. Cứ tối đến là chúng tôi lại tập trung ở ngã tư Tân Hòa 1 (xã Vĩnh Lộc, huyện Bình Chánh) để sinh hoạt tập thể, hát hò. Hôm nào nhận được lệnh vận chuyển súng đạn, thương binh là lại chia nhóm ra để lên đường”.
Cứ thế, bà Khỏi và lứa thanh niên làng ngày ấy hừng hực khí thế đi dân công hỏa tuyến. Trang phục chỉ là bộ quần áo nâu, chiếc khăn rằn, chân không có một đôi dép nhưng họ không một lời kêu ca, phàn nàn. Bà Khỏi cho biết: “Ban đầu, gia đình cấm không cho chúng tôi tham gia dân công hỏa tuyến đâu vì sợ bị bắn chết. Lúc đó gan lì lắm, nào biết sợ là gì đâu, tuổi thanh niên đương hừng hực mà”.
Di ảnh những nữ dân công hỏa tuyến hy sinh khi còn rất trẻ trong lúc làm nhiệm vụ được đặt trang trọng trong Khu di tích lịch sử dân công hỏa tuyến Vĩnh Lộc. Ảnh: Xuân Khu/TTXVN
Những chuyến đi của dân công bắt buộc phải vào ban đêm để tránh địch phát hiện. Khoảng 6 giờ tối bắt đầu chia đội đi vận chuyển thương binh về tuyến sau; sau đó lại mang vác súng đạn ngược trở lại Sài Gòn, slot go88 giao đến các điểm tập kết. Lúc bấy giờ, 88go các dân công đều phải mặc 2 lớp áo, go88 - thiên đường bên trong màu sáng còn bên ngoài màu tối. Chiếc áo màu tối mặc ngoài để lúc đi vào ban đêm địch không nhìn thấy, go88 - thiên đường đến lúc trời sáng đi về thì cởi bỏ áo màu tối dính bùn sình bên ngoài,Go88 cổng game uy tín mặc chiếc áo sáng màu giả bộ như đi chơi về để địch không nghi ngờ. “Lúc chuyển thương phải lội xuống đồng bưng, chúng tôi phải nâng cáng lên quá đầu để các anh thương binh không bị ướt. Bản thân mình thì đứa nào cũng ướt nhẹp, bùn sình dính đầy người nhưng không ai bỏ cuộc”, bà Khỏi kể lại.
Rất nhiều lần trên đường vận chuyển, dân công bị địch phát hiện nhưng nhờ quen thuộc địa hình và có sự yểm trợ của lực lượng du kích nên đều thoát nạn thành công. Cho đến đêm định mệnh năm ấy.
“Đêm trắng” không quên ở đìa dứa bưng Láng Sấu
Đến tận bây giờ bà Khỏi vẫn không quên được sự kiện đêm 15/6/1968 tại đìa dứa trong bưng Láng Sấu. Bà kể, hôm đó,tải bắn cá 365 đoàn dân công 55 người nhận nhiệm vụ đưa 2 thương binh của Sư đoàn 9 vượt đồng bưng xuống Đức Hòa, Long An và từ đó tải đạn về Sài Gòn. Tuy nhiên, khi mới chỉ đi đến bưng Láng Sấu (thuộc xã Vĩnh Lộc) thì gặp trực thăng địch thả pháo sáng. Lúc đó, xung quanh là cánh đồng trống, chỉ có đìa dứa với nhiều cây dứa gai cao, cả đoàn đưa thương binh lên ghe, phủ rơm và núp vào các bụi dứa. “Ban đầu, chúng tôi nằm im không dám động đậy nhưng do quá nhiều người xuống đìa khiến cho mặt nước chao đảo và trực thăng địch đã phát hiện ra, chúng liền bắn xối xả vào đìa dứa”, bà Khỏi nhớ lại.
“Lúc đó, chúng tôi bảo nhau lặn xuống nước, nhưng chỉ được một lúc lại phải ngoi lên. Trực thăng nó bay sát mặt nước, rọi đèn sáng trưng, đến con kiến chúng nó cũng nhìn thấy. Thế là chúng lại bắn lần thứ hai. Lúc này không thể nằm im được nữa, chúng tôi mạnh ai nấy chạy, tiếng kêu khóc vang lên rầm trời. Những tiếng la, tiếng khóc xen lẫn tiếng rốc - két bắn xuống: “Má ơi con chết mất má ơi, tụi bây ơi đứa nào sống về nói má giùm tao”. Cảnh tượng hỗn loạn vô cùng” - bà Khỏi chia sẻ.
“Do không ai có súng để bắn trả nên bọn địch không sợ, chúng nó cứ thế bay sát đìa dứa bắn xối xả vào chúng tôi. Lúc tôi bỏ chạy, tôi nhìn lại phía sau thì thấy trực thăng rượt theo bắn con Để, đến trưa hôm sau mới tìm thấy xác nó nằm trong lùm cỏ. Cảnh tượng này suốt đời tôi không thể nào quên được” - bà Khỏi nhớ lại.
Tượng đài Dân công hỏa tuyến được dựng ngay trên địa điểm hy sinh của 32 chiến sỹ dân công hỏa tuyến. Ảnh: Xuân Khu/TTXVN
Sau đêm kinh hoàng, ngày hôm sau, người dân Vĩnh Lộc ra đìa dứa để tìm xác của con em mình. Xác chết ngổn ngang, máu chảy nhuộm đỏ cả đìa dứa. Một vài người bị thương nặng được đưa về nhà cứu chữa nhưng cũng không qua khỏi. Gạt những giọt nước mắt khi nhớ về các đồng đội cũ, bà Khỏi bùi ngùi: “Tụi nó chết khi còn trẻ lắm. Con Bưởi, con Lan, con Vân đứa nào cũng nhỏ xíu; có những đứa mới tham gia được vài ba hôm thì đã hy sinh”.
Đến tận bây giờ, ký ức về đêm kinh hoàng đó vẫn thỉnh thoảng trở lại trong những giấc mơ của bà Khỏi. Bà cũng nhiều lần mơ thấy các đồng đội ngày đó tìm về. Mỗi lần như thế, bà lại gọi đứa cháu đưa bà đến khu đìa dứa năm xưa để thắp nhang cho những người đã khuất.
Đã có 32 dân công hỏa tuyến hy sinh trong “đêm trắng” định mệnh ở đìa dứa bưng Láng Sấu; trong đó có 25 nữ và 7 nam. Đa số họ đều ở tuổi 16, 17; người lớn nhất cũng chỉ mới 33 tuổi. Đìa dứa năm xưa hiện đã được xây dựng thành Khu di tích lịch sử dân công hỏa tuyến Vĩnh Lộc. Một tượng đài dân công tỏa tuyến được dựng lên, trong nhà tưởng niệm là tấm bia khắc tên 32 liệt sỹ dân công đã ngã xuống trong “đêm trắng” năm nào. Con đường đoàn dân công thường xuyên tải đạn, tải lương đi qua đã được đặt tên là đường Dân công hỏa tuyến (hay còn gọi là Nữ dân công).
Năm 2010, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã quyết định truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân cho tập thể 32 dân công hỏa tuyến Vĩnh Lộc hy sinh trong “đêm trắng” Mậu Thân 1968 như một sự tưởng nhớ về tinh thần bất khuất của các dân công hỏa tuyến Vĩnh Lộc.